Những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo không phải ai cũng biết

Là vùng đất nổi tiếng thiêng liêng, cho nên vì vậy, trước chuyến du lịch du khách cần biết những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo để tránh phạm húy. Vậy những điều kiêng kỵ nào cần nhớ khi du lịch Côn Đảo hãy cùng Đất Việt Tour tham khảo kĩ hơn trong bài viết này nhé.

THỨ NHẤT, TRANG PHỤC CHỈNH TỀ, HÀNH XỬ VĂN MINH

Một trong những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo mà du khách cần đặc biệt lưu ý đó là trang phục cũng như cách hành xử khi đến những điểm đến linh thiêng như Nghĩa trang Hàng Dương, mộ Cô Sáu.

Những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo không phải ai cũng biết - ảnh 1

Khi viếng mộ Cô Sáu du khách tuyệt đối không nên nói tục, chửi thề, nói lớn tiếng, cười đùa hoặc có những hành động khiếm nhã. Bởi đây chính là nơi tôn nghiêm, nơi mà những chiến sĩ cách mạng đã anh hũng chiến đấu vì hòa bình của tổ quốc và hy sinh oanh liệt đang an nghỉ. Do đó, khi viếng nếu đông người du khách hãy xếp hàng, đừng chen lấn, đi nhẹ, nói khẽ, hành động nhẹ nhàng để bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình đối với người đã mất và tạo nên nét đẹp trong văn hóa ứng xử tại nơi linh thiêng.

THỨ HAI, LỄ VẬT DÂNG LÊN CÔ SÁU CẦN CHỈN CHU VÀ THÀNH TÂM

Du lịch Côn Đảo khi đến viếng mộ Cô Sáu du khách cần chuẩn bị lễ vật chỉn chu và thành tâm. Tất nhiên, lễ vật phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của du khách. Có thể đơn sơ một chút nhưng cần sự thành tâm và tỏ được sự tôn kính của mình.

  • Lễ vật không thể thiếu khi dâng hương Cô Sáu đó là hoa màu trắng. Tương truyền rằng sinh thời Cô Sáu rất thích hoa màu trắng và để tưởng nhớ người đã khuất du khách nên chuẩn bị hoa cúc trắng hoặc hoa hồng trắng.
  • Ngoài ra, những món đồ lễ như: Gương, lược, nón lá, nước, giấy tiền vàng mã, cặp nến, nhang và sớ cầu khấn cũng không thể thiếu.
  • Nếu chuẩn bị trái cây dâng cúng du khách hãy chọn trong ngũ quả có lêkima (hay còn gọi là trái trứng gà)

Những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo không phải ai cũng biết - ảnh 2

Lưu ý: Số lượng và những món lễ vật còn tùy vào điều kiện và khả năng của du khách. Mặc dù vậy, như đã chia sẻ bên trên chỉ cần thiết phải có sự chỉn chu và thành tâm là được. 1 số du khách khá giả còn mua thêm áo dài trắng, trang sức thật, xôi gà, heo quay để viếng mộ Cô. Còn nếu điều kiện không cho phép du khách có thể dâng hương và hoa đơn giản là được.

THỨ BA, LƯU Ý VỀ THỜI GIAN THĂM VIẾNG

Thời gian viếng mộ Cô Sáu là vào khoảng từ 22h – 00h. Vì theo người dân Côn Đảo thì đây chính là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm này thì ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực, Cô Sáu sẽ phù hộ cầu gì được nấy. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể viếng mộ Cô vào những thời gian khác trong ngày.

Trước khi vào viếng mộ Cô Sáu, du khách cũng nên dừng chân tại đài liệt sĩ để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã được chôn cất tại nghĩa trang Hàng Dương. Nếu còn muốn chỉn chu hơn thì du khách có thể chuẩn bị những món lễ vật để viếng tượng đài liệt sĩ gồm:

  • Hoa cúc vàng
  • Nhang
  • Cặp đèn cầy
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Áo binh
  • Trái cây ngũ quả
  • Bánh kẹo

Những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo không phải ai cũng biết - ảnh 3

THỨ TƯ, HÃY DỌN DẸP SẠCH SẼ VÀ ĐỪNG XẢ RÁC TẠI NƠI CÚNG BÁI

Một trong những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo nữa mà Đất Việt Tour muốn chia sẻ đó chính là chúng ta hãy chung tay ủng hộ xu hướng du lịch xanh, không xả rác khi đi du lịch, nhất là sau khi cúng bái tại những điểm đến du lịch hành hương như Côn Đảo du khách nhé.

Những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo không phải ai cũng biết - ảnh 4

Bên trên là chia sẻ của Đất Việt Tour về những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo. Ngay hôm nay, nếu bạn đang tìm một điểm đến hoang sơ, tuyệt đẹp hay muốn du lịch kết hợp hành hương cầu bình an, sức khỏe, tài lộc dịp đầu năm mới thì còn chần chờ gì nữa mà không gọi ngay tổng đài 1800 6700 để được tư vấn book Tour Du Lịch: Côn Đảo Tâm Linh (2N2Đ) giá tốt nhé.

Nguyễn Liên – Đất Việt Tour

Leave a Reply