Miền Tây luôn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi những vườn trái cây trĩu quả, bởi những con kênh đầy ắp cá tôm và những câu hò ngọt như mật của các cô gái trong chiếc áo bà ba duyên dáng. Không chỉ thế, đến du lich mien tay du khách còn có thể chiêm ngưỡng một loạt 5 ngôi chùa nổi tiếng miền Tây. Đó là những chốn tĩnh lặng giúp bạn tìm thấy sự lắng đọng trong tâm hồn giữa cuộc sống bộn bề.
CHÙA DƠI
Chùa Dơi là ngôi chùa thân thuộc với nhiều du khách bởi nét độc đáo của nó, là nơi trú ngụ của vô số con dơi. Ngôi chùa này được xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, ngôi chùa có lịch sử gần 400 năm này được xây dựng nên từ bàn tay khéo léo của người dân Khmer, hiện vẫn còn lưu giữ những đồ vật rất quý giá như pho tượng Đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, chiếc đèn dầu cổ và những bộ kinh luật cổ được viết trên lá cây thốt nốt.
Chùa có kiểu khiến trúc, hoa văn vô cùng đặc sắc. Đồng thời cũng mang nét cổ kính bởi cả khuôn viên chùa được bao bọc bằng những hàng cây cổ thụ cao vút và những gian nhà đầy vết rêu phong, điều này tạo nên tự huyền bí trong ấn tượng của du khách. Đến với chùa Dơi, ngoài việc được trải nghiệm các nghi lễ cúng bái của người dân địa phương, du khách còn được tham gia vào những lễ hội được tổ chức vô cùng nhộn nhịp và mang đầy bản sắc của người Khmer trong những dịp như lễ mừng năm mới, thanh minh, ngày rằm.
Nếu thích không gian thanh tịnh hơn, du khách có thể đến các hồ nước trong khuôn viên chùa, vừa nghỉ mát vừa cho đàn cá ăn, vừa trải nghiệm điệu nhạc lâm thôn của các nghệ nhân trong vùng, để cảm nhận hết sự yên bình ngôi chùa này mang đến.
CHÙA ĐẤT SÉT
Một trong 5 ngôi chùa nổi tiếng miền Tây có ở Sóc Trăng ngoài chùa Dơi là chùa Đất Sét. Sở dĩ có tên này là bởi vì hầu hết những bức tượng thờ tại đây đều làm từ Đất Sét, mặc dù vậy chúng lại vô cùng chắc chắn như được làm từ kim loại. Trong chính điện của chùa thờ rất nhiều tượng Phật, trong đó pho tượng “ Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận” vô cùng độc đáo và đặc sắc: có 1000 cánh sen, mỗi cánh lá một vị thần ngự; dưới đài sen có “Bát quái Thiên tiên” gồm 8 cung, mỗi cung có 2 tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái có Tứ đại Thiên vương trấn giữ.
Tổng cộng chùa có 208 pho tượng Phật, mỗi pho trấn giữ ở một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp. Không chỉ được biết đến bởi những bức tượng Đất Sét mà chùa còn vô cùng nổi tiếng với 8 cây đèn cầy lớn (6 cây chưa thắp, 2 cây đang thắp). Để đốt hết 1 cây cần thời giant rung bình 70-80 ngày, đốt liên tục ngày đêm. Chùa Đất Sét với hơn 1000 bức tượng lớn nhỏ đã tạo ra nét độc nhất vô nhị mà không một ngôi chùa nào có được, thu hút đông đảo lượt khách đến thăm hàng năm.
Tham khảo >>> Tour Du Lịch: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau (4N3Đ)
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM PHƯƠNG NAM
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại huyện Phong Điền (Cần Thơ) vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng trong tháng 5/2014, thuộc khuôn viên khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung thành phố Cần Thơ. Thiền viện được xây dựng với tổng diện tích rộng 4 ha, lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long, bằng lối kiến trúc Phật giáo thời Lý-Trần. Du khách đến với thiền viện sẽ vô cùng kinh ngạc về số lượng và mức độ rộng lớn của các công trình kiến trúc Phật giáo nơi đây. Toàn bộ các công trình đều được lợp mái ngói với những sắc thái khác biệt tạo sự hài hòa chung trong kết cấu toàn diện: Chánh điện lợp ngói 8 mái của Nhà Trần, Tổ điện lợp ngói 4 mái thời Lý triều, Lầu Trống và Gác Chuông lợp ngói 12 mái … Vách tường làm bằng gạch, nền và lối đi lát gạch tàu, khung cột được làm từ gỗ lim, tạo được vẻ trang nghiêm của chốn hành hương, thờ cúng tâm linh.
Du khách có thể tham quan và cảm nhận sự tịnh tâm của chốn Phật môn tại Quan Âm điện, Di Lặc điện, Chùa Một Cột hoặc cũng có thể trải nghiệm các lễ nghi cúng bái, niệm Phật nghe giảng kinh Phật tại Trai Đường, Giảng đường, Khách đường … Một điều đặc biệt nữa là ngoài tôn tượng Đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu bằng đồng thì toàn bộ hệ thống tượng thờ của triền viện đều làm từ gỗ Thủy Tùng. Hãy một lần đến với mảnh đất Tây Đô trù phú xinh đẹp để trải nghiệm đời sống tâm linh Phật pháp, thanh tẩy tạp niệm trong tâm hồn tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
CHÙA VĨNH TRÀNG
Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa lớn nhất thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) thu hút nhiều du khách xa gần bởi kiến trúc không giống với những ngôi chùa cổ khác mà có sự đan xen, hòa quyện của kiến trúc Châu Á và Châu Âu. Đối với những du khách lần đầu tiên đến đây sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi chùa không hề có những mái ngói cong uốn lượng hay những rường cột chạm trổ hình long phụng, mà thay vào đó là những đường nét mang hơi hướm của ngôi đền của Campuchia hay những ngôi nhà cổ của nước Pháp.
Bước chân vào chùa, điểm thu hút du khách đầu tiên là vẻ đẹp của cổng tam quan. Khu cổng này được các nghệ nhân người Huế xây dựng với cổng ở giữa xây theo kiểu Pháp, 2 cổng 2 bên xây theo kiểu cổ lầu; Được cẩn những mảnh sành, mảnh sứ tạo được những bức tranh có màu sắc hài hòa, vui tươi kể sự tích về nhà Phật, hình hoa lá, tứ linh ….
Chùa Vĩnh Tràng được xây theo chữa “Quốc” trong Hán tự, bao gồm 4 gian: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu. Khuôn viên chùa trồng nhiều cây xanh, cây ăn trái và hồ nước tạo cảm giác thoải mái, yên bình. Xen lẫn giữa đó là những tháp đá cao lớn và các tượng Phật sinh động khiến bầu không khí thêm nét trang nghiêm, uy nghi của chốn cửa Phật.
CHÙA ÂNG
Địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch miền Tây tìm hiểu các ngôi chùa nổi tiếng là chùa Âng – ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa được bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Văn hóa cấp quốc gia bởi lối kiến trúc cổ độc đáo mang đậm giá trị văn hóa, điêu khắc và tôn giáo của người Khmer. Chùa được xây theo phong cách Khmer Nam bộ, xung quanh được bao bọc bởi hào nước sâu, cổng chùa là 3 ngọn tháp được trang trí theo mô-típ truyền thống là chằn tinh – tiên nữ – chim thần, cổng chùa mở về hai hướng Đông Tây.
Điểm khác biệt trong kiến trúc của chùa là chính điện, được xây dựng vô cùng công phu và tỉ mỉ. Bên phía trong chính điện chỉ thờ Phật Thích Ca với tượng Phật chính cao 2,1m có nét mặt hiền từ, xung quanh có khoảng 50 tượng Phật lớn nhỏ bằng đá hoặc gỗ vô cùng sinh động. Du khách đến viếng chùa vô cùng thích thú với những bức tranh vẽ trang trí trên những bức tường xung quanh chính điện kể về cuộc đời Đức Phật. Trần chính điện cũng vẽ 4 bức họa lớn miêu tả 4 giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật là: Đản sanh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn. Những bức họa này cho thấy sự khéo léo và tài hoa đáng kinh ngạc của những người dân nơi đây. Du khách cũng có cơ hội tham gia vào những lễ hội tại chùa nếu đến vào những dịp lễ truyền thống.
Đến thăm chùa Âng, ngắm nhìn những bức họa tinh xảo, lắng nghe tiếng kinh kệ vang vọng, thỉnh thoảng là tiếng trẻ học bài giữa khung cảnh thiên nhiên yên bình sẽ để lại trong bạn những cảm xúc khó quên. Những ngôi chùa miền Tây mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo của người dân địa phương luôn tạo ra những nét thú vị làm lưu luyến bước chân du khách. Hãy thực hiện một chuyến tour Mien Tay để hành hương về chốn tâm linh yên bình và thanh tịnh.
Tham khảo thêm >>> kinh nghiệm du lịch Miền Tây
Nguyễn Kiều – Đất Việt Tour